Xây nhà là việc hệ trọng đối với mỗi người. Do đó, những vấn đề xoay quanh việc xây nhà cũng rất được quan tâm, trong đó có việc mượn tuổi xây nhà. Trong trường hợp gia chủ muốn xây dựng ngôi nhà nhưng lại “không được tuổi” trong năm đó, họ có thể mượn tuổi để làm nhà.. Vậy mượn tuổi làm nhà là gì? Có nên mượn tuổi để làm nhà hay không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà chi tiết nhất cho bạn tham khảo.
Mượn tuổi làm nhà là gì?
Contents
Mượn tuổi làm nhà chỉ khi nào gia chủ hoặc chủ đầu tư muốn tiến hành xây nhà nhưng lại không được tuổi trong năm đó theo phong thủy. Do đó, họ sẽ mượn tuổi của một người khác mà người này được coi là “được tuổi trong năm đó” để khởi công.
Điều này có nghĩa là gia chủ đang mượn mệnh của một người khác để lấy sinh khí tốt của người đó, với hy vọng ngôi nhà mình trong tương lai sẽ được trời phật phù hộ, không phạm phải tam tai, hoàng ốc, kim lâu hay các yếu tố kém may mắn khác.
Xem thêm: Cách tính hướng nhà theo tuổi hợp nhất
Có nên mượn tuổi để làm nhà hay không?
Người Việt rất tín ngưỡng và coi trọng các yếu tố phong thủy. Do đó, trước khi làm việc lớn như cưới hỏi, xây nhà, họ thường đi xem phong thủy để biết có phù hợp làm việc đó hay không.
Trên thực tế thì không phải năm nào gia chủ cũng được tuổi để xây nhà, mà có thể phải chờ tới 2, 3 năm nữa. Trong khi đó, nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh hay các kế hoạch ấp ủ không trì hoãn được. Chính vì vậy, hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà được rất nhiều gia chủ quan tâm.
Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà
Cách thức mượn tuổi làm nhà
- Bước 1: Gia chủ và người được mượn tuổi sẽ làm giấy mượn tuổi làm nhà để dâng thần linh.
- Bước 2: Trong các buổi lễ quan trọng như động thổ, đào móng, cất nóc, đổ mái,… người được mượn tuổi sẽ đóng vai trò là gia chủ và trực tiếp làm lễ khấn vái thần linh.
- Bước 3: Gia chủ cần tránh mặt lúc làm lễ. Sau khi hoàn thiện xong ngôi nhà, gia chủ sẽ tiến hành làm thủ tục chuộc nhà.
Lễ mượn tuổi làm nhà thường cũng là lễ cúng động thổ. Do đó, mâm lễ cần chuẩn bị bao gồm những món đồ lễ tương tự như: mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang đèn, xôi, dĩa tam sên (miếng thịt luộc, tôm (ghẹ) luộc, trứng vịt luộc), 3 miếng trầu cau, giấy vàng mã, đĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ (muối, gạo, nước),….
Tham khảo thêm: Mơ thấy nhà mới là báo hiệu điềm gì? Tốt hay xấu?
- Bước 1: Người phụ nữ (vợ hoặc mẹ) của gia chủ sẽ bước vào nhà đầu tiên, tay cầm gương soi vào trong nhà. Sau đó, gia chủ cầm lư hương tổ tiên vào nhà, mọi người trong gia đình theo sau cầm bếp lửa đang cháy, chăn đệm, gạo,… Nếu nhà không có đàn ông thì người lớn tuổi trong gia đình sẽ mang lư hương tổ tiên.
- Bước 2: Đúng giờ hoàng đạo, gia chủ mang các đồ quý giá cất vào tủ.
- Bước 3: Chuyển đồ vào nhà, sắp xếp gọn gàng và làm lễ dâng hương. Khi làm lễ, người nhận mượn tuổi cũng vẫn thay gia chủ dâng hương thần linh. Hai bên sẽ làm giấy mua bán nhà tượng trưng với giá cao hơn để dâng thần linh.
- Bước 4: Sửa sang đồ trong nhà. Lưu ý: người tuổi Dần, phụ nữ mang thai không nên dọn dẹp nhà.
Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà mà bạn cần biết
- Theo như hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà mà chúng tôi vừa chia sẻ thì việc này diễn ra khá phức tạp và phải trải qua nhiều thủ tục. Vì thế, bạn nên mượn tuổi của những người thân, có quen biết hoặc những người họ hàng, xóm giềng gần nhà để mọi chuyện được thuận lợi và dễ dàng.
- Đối với người cho mượn tuổi thì tuyệt đối không được cho người thứ 2 cùng mượn khi người trước chưa xây xong nhà cửa.
- Không mượn tuổi làm nhà khi chỉ sửa soạn lại nhà cũ.
- Phải tuân theo các thủ tục khi mượn tuổi làm nhà.
- Không nên mượn tuổi của những người đang phải chịu tang hoặc chịu vận hạn.
Trên đây là những hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà mà bạn cần nắm để đảm bảo việc xây dựng nhà cửa thuận tiện lâu dài về sau này. Ngoài ra, đừng quên liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu vận chuyển bạn nhé!