Quy trình bốc xếp hàng hóa tại cảng tưởng chừng chỉ là một khâu nhỏ trong quy trình vận hành của các doanh nghiệp vận tải, thực chất là có tính ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hàng hoá và vận chuyển. Vì sao vậy?
Bốc xếp hàng hóa là làm công việc gì
Contents
Bốc xếp hàng là chuỗi các hoạt động, được sự hỗ trợ của các phương tiện, nhằm đưa hàng hóa vào kho bãi hoặc vị trí phù hợp bằng nhiều hình thức khác nhau.
Hiện nay, có nhiều hình thức bốc xếp, tuy nhiên đều cần dựa trên tiêu chí đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hóa trong quá trình bốc xếp. Ngoài ra, kỹ thuật bốc xếp hàng hoá yêu cầu kinh nghiệm và chuyên môn của đội ngũ kỹ thuật và công nhân thực hiện.
Quy trình bốc xếp hàng hoá đòi hỏi nguồn lực lao động có sức khỏe đảm bảo, kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp, đúng đắn, từ đó giải quyết được hàng hóa nhanh chóng và an toàn.
Xem thêm: Nhân viên bốc xếp hàng hóa chuyên nghiệp tại TPHCM
Quy trình bốc xếp hàng hóa tại cảng
Bước 1: Nhập hàng
- Xe tải sẽ nhận hàng từ cầu tàu, di chuyển vào cửa kho để tiến hành chất xếp hàng. Xe nâng xúc mâm (có gắn lan can) di chuyển đặt trên sàn xe. Từ đây, nhân công dỡ hàng từ sàn xe để xếp lên mâm. Xe nâng xúc mâm hàng, đưa vào kho.
- Xe nâng vào kho đến vị trí quy định, công nhân lắp lan can lên mâm. Xong xuôi, xe nâng tiến hành nâng mâm lên độ cao phù hợp để chất cây, hàng được đưa lên độ cao cần thiết, gác mâm xe nâng vào nơi ổn định nhất (chiều sâu gác từ 20-40 cm).
- Sau khi mâm xe được kê ổn định, nhân công xếp chất hàng từ mâm xe lên cây hàng. Lưu ý: khi lấy hàng ra khỏi mâm xe, nên lấy từ ngoài vào trong. Không lấy hết một bên gây mất ổn định cho hàng hoá.
- Dỡ hàng xong, xe nâng hạ mâm về vị trí ban đầu. Công nhân tháo lan can lắp sang mêm tiếp theo. Quy trình quay lại như trên.
Bước 2: Xuất hàng
- Xe nâng xúc mâm hàng đã gắn lan can và đưa lên vị trí ổn định trên cây hàng. Nhân công lần lượt xếp hàng lên mâm.
- Xe nâng xúc mâm hàng và đặt lên sàn xe (20cm), sau đó công nhân xếp hàng cho các lớp dưới. Khi hàng trên xe có độ cao gần ngang bửng xe, xe nâng xúc mâm hàng lên ngang bửng và vuông góc với thùng xe. Công nhân có thể đứng trên hàng và tiếp tục bốc hàng xếp lớp trên thùng xe.
Bước 3: Chất xếp bảo quản
- Khi nhập hàng: 2 đến 4 công nhân đứng trong thùng xe dỡ hàng lên mâm, 4 nhân công trong kho bốc hàng xếp lên cây.
- Khi xuất hàng: 2 đến 4 công nhân đứng trong thùng xe, xếp hàng từ mâm xe nâng lên thùng xe, 4 công nhân dỡ hàng từ cây hàng xuống mâm xe nâng.
- Trước khi chất xếp các lớp đầu tiên, cần thực hiện các bước chống ẩm và ngập nước cho hàng trên nền kho.
Tham khảo thêm: Quy định bốc xếp hàng hóa cần phải biết – Tây Nguyễn
Bước 4: Lưu ý kỹ thuật an toàn
- Nhân viên và nhân công phải trang bị bảo hộ lao động khi làm việc
- Kiểm tra các công cụ, phương tiện cơ giới xếp dỡ trước khi làm việc
- Khi bốc dỡ hàng, nhân công không được moi sâu/ ngang chồng bao, bốc xếp từng lớp bao
- Không dùng móc trong các thao tác xếp bốc hàng hoá
- Lắp lan can cho mâm nâng, đảm bảo an toàn cho nhân công khi bốc xếp hàng
- Khi tháo lắp lan can, công nhân kiểm tra vị trí hàn để bảo đảm an toàn. Khi mối hàng bị hỏng, không được sử dụng tiếp mà phải sửa chữa.
- Chấp hàng quy trình làm việc khi sử dụng xe nâng
- Nhân công đứng cách xe nâng 1-3m tương ứng với chiều cao của mã hàng
- Tuân thủ quy tắc an toàn khi lái xe nâng. Tiến hành nâng hàng cần kê mâm hàng vào vị trí an toàn trên đống hàng.
- Chỉ tiến hành bốc xếp hàng khi mâm hàng đã hoàn toàn ổn định
- Tuân thủ đầy đủ nội quy an toàn lao động khi bốc xếp hàng hóa
Trên đây là một vài lưu ý trong quy trình bốc xếp hàng hóa tại cảng. Việc bốc xếp hàng hóa là một phần quan trọng không thể thiếu trong bất kì hoạt động vận chuyển nào. Việc xếp dỡ hàng hoá an toàn, hợp lý và phương án xếp dỡ đúng quy cách sẽ góp phần đáng kể làm cho vận tải hàng hoá thêm an toàn, nâng cao chất lượng và an toàn hệ thống giao thông vận tải.