Bạn phải nắm rõ các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu nếu đang và chuẩn bị hoạt động có liên quan. Như vậy mới không ngỡ ngàng và thuận tiện cho công việc.
Nếu bạn muốn mở rộng quy mô kinh doanh của mình thì không thể thiếu thị trường xuất nhập khẩu. Đây sẽ là nơi để bạn tăng lợi nhuận và tạo danh tiếng cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Hoặc tìm nơi cung cấp nguồn hàng có chất lượng, giá rẻ và cạnh tranh tốt. Khi hiểu rõ các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu sẽ rất hữu ích. Nó vừa giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, vừa thúc đẩy hoàn thành nhanh các thủ tục cho việc giao nhận hàng hóa với nước ngoài.
Vận đơn – B/L – Bill of lading
Contents
- 1 Vận đơn – B/L – Bill of lading
- 2 Kim ngạch xuất khẩu – Export Turnover và kim ngạch nhập khẩu – Import Turnover
- 3 Kho ngoại quan – Bonded Warehouse hoặc Bonded Store
- 4 Điểm thu gom hàng lẻ – CFS
- 5 Giấy chứng nhận xuất xứ – CO hoặc C/O
- 6 Packing List – PL
- 7 Giấy chứng nhận chất lượng – CQ
- 8 Tờ khai hải quan – Customs Declaration
- 9 Phí D/O – Phí lệnh giao hàng
- 10 Feeder Vessel – Tàu trung chuyển
- 11 Nor (Notice of Readiness) – Tình trạng thông báo sẵn sàng
Vận đơn giống như là giấy xác nhận đơn vị vận chuyển đã nhận hàng hóa và thực hiện chuyển đi. Nó do công ty xuất nhập khẩu phát hành. B/L này sẽ có hiệu lực nếu có chữ ký xác nhận của hai bên. Hiện nay, có hai loại Bill of lading:
- AWB – Airway Bill là vận đơn hàng không.
- BL – Ocean bill of lading là vận đơn dùng cho đường biển.
Kim ngạch xuất khẩu – Export Turnover và kim ngạch nhập khẩu – Import Turnover
Thuật ngữ này có nghĩa là thống kê tổng giá trị thu được từ xuất khẩu nên gọi là kim ngạch xuất khẩu. Còn tổng giá trị phải chi cho việc nhập khẩu hàng hóa vào gọi là kim ngạch nhập khẩu. Tất cả sẽ được quy đổi thành một đơn vị tiền thống nhất chung.
Xem thêm: Dịch vụ bốc xếp hàng hoá tại TPHCM
Kho ngoại quan – Bonded Warehouse hoặc Bonded Store
Đây là hệ thống kho dùng để lưu trữ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục chuẩn bị xuất khẩu. Trường hợp hàng nước ngoài quá cảnh tại Việt Nam hay sắp sửa nhập vào thị trường Việt thì cũng dùng thuật ngữ này.
Điểm thu gom hàng lẻ – CFS
CFS là từ viết tắt của cụm từ Container Freight Station. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ nơi dự trữ hàng hóa từ nhiều chủ hàng khác nhau khi vào cùng một container trước khi gửi đi. Và đây cũng là nơi dùng để bóc tách lẻ hàng sau khi đã nhập về để phân phối về điểm nhận.
Giấy chứng nhận xuất xứ – CO hoặc C/O
Tên tiếng anh đầy đủ của thuật ngữ này là Certificate of original. Công dụng chính của chứng từ này là dùng để chứng minh nguồn gốc của hàng hóa từ nơi sản xuất khi tham gia vào thị trường quốc tế. Nó do cơ quan có thẩm quyền hoặc nơi sản xuất cấp.
Packing List – PL
PL là thuật ngữ dùng để chỉ bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất nhập cảnh. Bao gồm: loại sản phẩm, quy cách đóng gói, số lượng, ký hiệu, kích thước, trọng lượng.
Giấy chứng nhận chất lượng – CQ
Tên tiếng anh đầy đủ của CQ là Certificate of Quality. Đây là loại chứng từ để chứng minh chất lượng của sản phẩm. Nó sẽ giúp thể hiện sự phù hợp của sản phẩm đối với các tiêu chuẩn do quốc tế hoặc tại nơi nhập khẩu đặt ra.
Tham khảo thêm: Dịch vụ chuyển văn phòng
Tờ khai hải quan – Customs Declaration
Đây là một trong các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng và mang tính chất quyết định hàng hóa có được thông quan hay không. Nội dung trong tờ khai này gồm loại hàng hóa, tính chất hàng, tên người chịu trách nhiệm xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Nó được tạo thành 2 bản, 1 do người khai lưu và 1 do cơ quan Hải quan giữ.
Phí D/O – Phí lệnh giao hàng
D/O có tên đầy đủ là Delivery Order fee, dùng khi hàng hóa cập cảnh. Nó do hãng tàu hoặc dịch vụ trung gian cấp. Nếu muốn lấy hàng thì phải xuất trình D/O ra.
Feeder Vessel – Tàu trung chuyển
Thuật ngữ này dùng khi hàng hóa trên tàu container lớn không thể qua được cảng biển hay kênh đào. Lúc này bắt buộc phải thuê đơn vị làm trung gian để chuyển hàng qua nơi này.
Nor (Notice of Readiness) – Tình trạng thông báo sẵn sàng
Thuật ngữ này dùng để chỉ cột mốc thời gian do thuyền trưởng thông báo. Chủ nhận hàng sẽ dựa vào đó để có kế hoạch sẵn sàng xếp dỡ hàng đi.
Trên đây là các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu mà bạn cần phải nắm rõ. Ngoài ra còn có rất nhiều từ ngữ khác cần phải biết để quá trình nhập hàng hoặc xuất hàng được diễn ra thuận lợi hơn. Hãy liên hệ với Bốc xếp Tây Nguyễn để có sự hỗ trợ tận tình và chu đáo hơn.