Trong vài năm đổ lại đây, ngành Logistic đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều lao động trẻ. Tuy nhiên, khái niệm Logistic là gì lại không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức liên quan đến ngành Logistic. Phân tích thách thức và cơ hội của nó trong xã hội hiện nay. Tham khảo ngay nếu bạn cũng đang quan tâm đến lĩnh vực này.
Logistic là gì?
Contents
Theo LAC – Hội đồng quản trị Logistic Hoa Kỳ: “Logistic bao gồm quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc di chuyển, lưu kho của hàng hóa theo quy trình. Từ nguyên liệu thô, thành phẩm của quá trình sản xuất và những thông tin mua sắm tiêu dùng,… Logistic chịu trách nhiệm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.”
Hiểu một cách đơn giản thì: Logistic là chuỗi hoạt động từ in ấn bao bì, đóng gói, lưu trữ, quản lý kho bãi, hoạt động vận chuyển,… Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm một khoản không hề nhỏ trong chi phí vận chuyển hàng hóa.
Khi chi phí vận chuyển thấp, giá thành của hàng hóa sẽ không bị đội lên quá cao. Việc tiêu thụ hàng hóa trở nên thuận lợi hơn, doanh thu bán hàng tốt giúp đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải
Phân loại Logistic
Logistic được phân chia làm 3 loại như sau:
- Inbound Logistics
Còn được hiểu đơn giản là Logistics đầu vào, công việc chính của loại này là tiếp nhận, lưu trữ các nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp tới doanh nghiệp sản xuất. Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về cung ứng như: giá thành, thời gian, chi phí sản xuất,..
Hoạt động dịch chuyển này cần được tiến hành giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách thuận lợi, chi phí sản xuất thấp với mức độ rủi ro thấp mà vẫn đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
- Outbound Logistics
Đây là loại Logistics đầu ra với các hoạt động quản lý kho bãi lưu trữ, phân phối hàng hóa tới tay người mua sao cho tối ưu nhất. Từ địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng, chi phí giao hàng,… cần được tính toán tỉ mỉ để đảm bảo giá thành sản phẩm rẻ, đáp ứng toàn diện và kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng. Lợi nhuận doanh nghiệp thu về luôn đảm bảo ở mức tối đa.
- Reverse Logistics
Còn được gọi với tên khác là Logistics ngược, hoạt động này bao gồm quá trình thu hồi các sản phẩm bị lỗi, các phế phẩm hay phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc sau khi phân phối sản phẩm để đảm bảo mục đích tái chế hoặc xử lý thích đánh tránh gây ô nhiễm môi trường.
Tham khảo thêm: Tra Cứu Danh Sách Biển Số Xe Cả Nước Đầy Đủ nhất – Tây Nguyễn
Thách thức cùng cơ hội trong ngành Logistics
Cơ hội
Năm 2018, tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta vượt 482 tỷ USD. Đặc biệt là với sự đầu tư của các công ty đa quốc gia như: Samsung, Unilever, Nestlé,… đã tạo điều kiện khiến ngành Logistics trở nên cạnh tranh và phát triển mạnh hơn.
Nhận thấy tiềm năng trong ngành xuất nhập khẩu, nhà nước đã quy hoạch và đầu tư phát triển cảng biển, sân bay, đường sắt,… thông thương với các quốc gia lân cận và nhiều khu vực khác trên thế giới.
Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông đường bộ nối liền các tỉnh, khu vực và liên thông trực tiếp đến các cửa khẩu quốc tế Lào, Campuchia và Trung Quốc. Trên biển xây dựng nhiều cảng nước sâu, sân bay quốc tế, đường sắt xuyên quốc gia,… Đây đều là những điều kiện giúp ngành Logistics phát triển mạnh mẽ.
Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin, việc quản lý hoạt động của Logistics già đây trở nên dễ dàng hơn.
Thách thức
Thách thức lớn nhất của ngành Logistics tại Việt Nam đó chính là có tới hơn 70% các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Logistics tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Vốn doanh nghiệp trên 1.000 tỷ đồng. Sự khan hiếm vốn và sự phát triển công nghệ chậm khiến khả năng doanh nghiệp Logistics Việt Nam yếu thế trên thị trường quốc tế.
Lao động nhiều nhưng thiếu chuyên nghiệp cũng là một trong những thách thức dành cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam. Nghiệp vụ của lao động hầu hết chưa được đào tạo bài bản khiến chất lượng chuyên môn trong nghiệp vụ kém.
Ngành Logistics đang là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân mỗi năm tăng trưởng từ 15% đến 30%. Hiện nay, Việt Nam có ít nhất 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Tuy nhiên chỉ có khoảng 5% đến 7% doanh nghiệp có nhân lực được đào tạo bài bản. Đây quả là một tỉ lệ siêu thấp.
Để thành công trong ngành Logistics này, các doanh nghiệp cần cố gắng nhiều hơn. Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ về Logistics là gì và những cơ hội cùng thách thức khi hoạt động trong lĩnh vực này. Hi vọng nội dung này hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết.